Thành phần của các loại khí đốt hóa lỏng rất phức tạp, sau khi cháy có thể sinh ra các chất khí độc như CO2, SO2, NO2, CO,…
Do vậy, trong không gian bếp dùng để nấu nướng, nồng độ các khí độc này sẽ cao hơn nhiều lần bình thường. Ngoài ra, khi nấu nướng, khói dầu mỡ bốc lên sẽ chứa những chất như benzopyrene, là một chất có khả năng gây ung thư. Những khí độc và khói dầu mỡ này có thể thông qua hô hấp mà xâm nhập vào cơ thể thai phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
Nghiên cứu cho thấy, ô nhiễm không khí trong nhà bếp có thể nguy hiểm gấp 3 lần so với những con phố chật ních xe cộ. Nhắc nhở: Trong bếp của mỗi gia đình nhất định phải lắp đặt quạt thông gió, máy hút mùi để dễ dàng loại trừ khỏi bụi mùi dầu mỡ, giữ gìn vệ sinh, như vậy sẽ giảm bớt sự ô nhiễm trong bếp.
Khi nấu nướng cũng chú ý đừng để nhiệt độ dầu chiên quá nóng. Hãy chuyển sang ăn những món như nấu canh, luộc, hấp,… Nhất là, mẹ hãy hạn chế thời gian tự mình nấu nướng, hãy nhờ bố hỗ trợ nhé. Khi nấu bếp, mẹ cũng nên đứng xách xa bếp, tránh để bụng bầu phải chịu nhiệt độ cao từ bếp.
Trong nhà bạn đâu là nơi bẩn nhất? Ai cũng sẽ nhanh chóng trả lời là nhà vệ sinh hay thùng rác. Nhưng sự thật không phải vậy đâu, bếp mới là nơi chứa đầy vi khuẩn gây bệnh.
Chẳng hạn như khăn lau bát, giẻ rửa bát và bồn rửa, mẹ có thể nghĩ ba vật dụng này đều sạch sẽ vì công việc của chúng là dùng để làm sạch các đồ vật khác mà. Nhưng sự thật thì những vật dụng này lại nằm trong số những thứ bẩn nhất của gian bếp. Khăn lau bát và giẻ rửa bát là nơi cư ngụ của những mẫu nhiễm khuẩn nặng nhất. Ở trong bồn rửa bát, vi khuẩn E.coli còn nhiều hơn trong bồn cầu sau khi đã xả nước.
Phụ nữ mang thai nên cố gắng hạn chế thời gian nấu nướng trong bếp. Sau khi vợ mang thai, người chồng nên chịu khó vào bếp nấu cơm, làm những món ăn ngon cho vợ vừa thể hiện sự ân cần, chăm sóc đối với vợ, đồng thời lại giúp người vợ tránh những nhân tố có hại giữ gìn sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.
Theo beyeu.